CSE-HUI
Chào mừng bạn gia nhập diễn đàn của chúng tôi. Hãy click vào để dăng ký, ủng hộ cho diễn đàn nhé.

Join the forum, it's quick and easy

CSE-HUI
Chào mừng bạn gia nhập diễn đàn của chúng tôi. Hãy click vào để dăng ký, ủng hộ cho diễn đàn nhé.
CSE-HUI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
CSE-HUI

KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH


You are not connected. Please login or register

Làm gì để dẹp nạn chăn dắt trẻ em? (bài tập)

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]



Yêu cầu các nhóm đọc trước bài để thảo luận trong bài học số 5: Vi phạm pháp luật – trách nhiệm pháp lý.

Làm gì để dẹp nạn chăn dắt trẻ em?
TT - Ngày 20-10, Sở Lao động - thương binh & xã hội TP.HCM đã có một cuộc họp khẩn bàn cách giải quyết nạn ngược đãi, chăn dắt trẻ em. Nhân đây, cũng xin giới thiệu về cách làm của TP Đà Nẵng, một địa phương hiếm hoi, đã xóa bỏ được câu chuyện đáng buồn này...
Làm gì để dẹp nạn chăn dắt trẻ em? (bài tập) ImageView

Đày đọa trẻ thơ để kiếm tiền là chuyện khá phổ biến. Trong ảnh là một cảnh tượng đáng buồn chụp ở Hội Lim, Bắc Ninh 2009 - Ảnh: Tiến Thành
Hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến tỏ thái độ phẫn nộ sau khi xem phóng sự ảnh “Vở diễn đày đọa trẻ thơ”(Tuổi Trẻ ngày 18-10). Trong đó nhiều người thắc mắc tại sao TP.HCM không dẹp được tệ nạn này. Bà Mai Thị Hoa - trưởng phòng bảo trợ xã hội, Sở LĐ-TB&XH TP - cho biết:

>> Vở diễn đày đọa trẻ thơ
>> Xử lý nghiêm khắc đối tượng chăn dắt trẻ
>> Sao chưa trị những kẻ ngược đãi trẻ em?
>> Chăn dắt trẻ em: quyết dẹp là được
Làm gì để dẹp nạn chăn dắt trẻ em? (bài tập) ImageView

Em bé bị chăn dắt ở vỉa hè sân khấu Trống Đồng (Q.1, TP.HCM) được cho ăn uống ngay nơi hành nghề - Ảnh: Đình Dân
- Chúng tôi thường xuyên vận động người dân không nên cho tiền người ăn xin nữa để giảm bớt tình trạng xin tiền. Khi vẫn còn người cho tiền thì bọn chăn dắt sẽ tiếp tục lợi dụng làm ăn trên thân xác trẻ thơ. TP là nơi có rất nhiều người có lòng hảo tâm nên các đối tượng liên tục kéo về đây ăn xin. Có những trường hợp trẻ em bị bắt bốn lần (hai lần ở Bình Dương, hai lần tại TP) và chính gia đình đưa các em vào tay bọn chăn dắt.

Khi bị bắt có em xin được ở lại cơ sở bảo trợ xã hội. Trường hợp này bố của em đến bảo lãnh chúng tôi không cho về và lập tức có một số người xưng là chú bác đến gây rối, làm áp lực với chúng tôi... Hiện nay, mẹ em lại đến xin đón em về nhưng em cho biết nếu trả về lại gia đình em sẽ bị đối xử không tốt.

Có trường hợp chúng tôi phối hợp bắt được một đầu nậu ở Thanh Hóa vào Q.8 chăn dắt trẻ em đi ăn xin. Tìm hiểu, chúng tôi được biết mẹ của hai đứa trẻ đã được đầu nậu trả công trước để đưa hai em vào TP ăn xin một năm.

Tôi nói câu chuyện điển hình này để chúng ta thấy được trách nhiệm của gia đình, cha mẹ các em trong việc đẩy các em đi ăn xin và bị đánh đập, hành hạ. Trách nhiệm của các ngành chức năng chỉ là tiếp cận, đưa các em vào nhà an toàn chăm sóc, nhưng việc này cũng là tạm thời. Các em còn gia đình thì cha mẹ lại đến bảo lãnh, đón về và chúng tôi không có quyền giữ các em lại, ngoại trừ trường hợp cha mẹ các em đi tù.

Đây là cái vướng của các ban ngành chức năng và cũng là kẽ hở của pháp luật khiến các đầu nậu có thể lợi dụng. Còn chính quyền địa phương nơi xảy ra nạn chăn dắt trẻ em, anh em cũng có những khó khăn... Có những đối tượng chăn dắt quá dữ dằn nên chính quyền địa phương rất sợ đụng đến họ.

Tôi cũng từng đặt câu hỏi chẳng lẽ pháp luật bó tay trước những đối tượng này? Và chúng tôi đang có công văn kiến nghị với UBND TP cho chúng tôi kéo dài thời gian quản lý đối tượng trẻ em bị chăn dắt để giáo dục các em các kiến thức về pháp luật, vốn sống.

* Mới đây trong một vụ phối hợp xử lý cha mẹ đưa trẻ đi ăn xin, có lãnh đạo công an phường bảo “đây không phải trách nhiệm của tôi”. Ý kiến của bà về việc phối hợp giải quyết tệ nạn này giữa các cơ quan chức năng như thế nào?

- Trước giờ mình có giải quyết nhưng chưa rốt ráo lắm. Một số quận huyện cũng chưa mặn mòi với vấn đề này. Các quận phải có kế hoạch liên quận, liên phường bởi các đối tượng này thường hoạt động trên diện rộng. Ví dụ đối tượng từ quận này chạy sang quận khác vẫn phải truy đuổi đến cùng. Hiện nay đã có công văn chỉ đạo các phường xã, quận huyện thiết lập đường dây nóng phổ biến cho dân để dễ dàng nắm tình hình tại các địa bàn.

Thực tế là chúng ta chưa xử lý được đối tượng chăn dắt nào nên chưa răn đe được ai.

Sẽ xử lý hình sự các đối tượng đày đọa trẻ em

Làm gì để dẹp nạn chăn dắt trẻ em? (bài tập) ImageView
Bà Mai Thị Hoa - Ảnh: V. Hương

Chiều 20-10, một lãnh đạo của Công an Q.1 (TP.HCM) đã khẳng định với Tuổi Trẻ
như vậy. Theo vị lãnh đạo này, ngay sau khi Tuổi Trẻ phản ánh, bí thư
Quận ủy Q.1 đã chỉ đạo công an quận kiểm tra, xác minh thông tin. Nếu
đúng, phải kiên quyết xử lý các đối tượng cầm đầu, tổ chức theo quy
định của pháp luật.

“Nói một cách khách quan, thời gian qua lực lượng công
an chưa tập trung giải quyết triệt để tình trạng này. Chúng tôi đã chỉ
đạo Công an P.Bến Thành, nơi xảy ra nạn chăn dắt trẻ em như Tuổi Trẻ
phản ánh, và công an các phường phối hợp với UBND phường cùng các cơ
quan chức năng để không còn sự việc tương tự tái diễn.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chỉ đạo lực lượng rà soát,
điều tra xác minh và nếu phát hiện các trường hợp chăn dắt, hành hạ trẻ
em mà đủ yếu tố để xử lý hình sự, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý” - vị
lãnh đạo Công an Q.1 cho biết.

P.MINH ĐỨCV.HƯƠNG - Đ.DÂN thực hiện


Kinh nghiệm từ Đà Nẵng
Làm gì để dẹp nạn chăn dắt trẻ em? (bài tập) ImageView
Những apphich như thế này được treo nhiều nơi tại TP Đà Nẵng - Ảnh: V.H.

Trước đây, TP Đà Nẵng như một vùng trũng, “điểm đến”
của nạn lang thang ăn xin, từ đó sinh ra nạn chăn dắt trẻ em của những
kẻ táng tận lương tâm. Nhưng đến năm 2005 tình trạng trên cơ bản được
dẹp bỏ. Dưới đây là kinh nghiệm của Đà Nẵng.

Thành ủy Đà Nẵng đưa ra chủ trương “5 không” trên địa
bàn (trong đó không có người lang thang ăn xin là một tiêu chuẩn). Dư
luận người dân đồng tình, tại phiên họp cuối năm 2002 HĐND TP thông qua
nghị quyết và cụ thể hóa việc triển khai thực hiện được giao cho UBND
TP.

Sau hai năm tình hình chuyển biến rõ nét. Năm đầu tiên
tập trung được 400 người lang thang ăn xin (phần đông là người ngoại
tỉnh), trong đó 30% là trẻ em. Sau đó giảm một nửa và đến nay thi
thoảng mới phát hiện được người lang thang ăn xin. Tình trạng chăn dắt
trẻ em cũng được theo dõi và triệt phá tận gốc. Hiện các điểm phức tạp
như bến xe, nhà ga, nơi đông người không có ai công khai ngửa tay ăn
xin. Đối tượng lang thang cũng rất ít.

Làm được như vậy nhờ thành phố phổ biến chủ trương sâu
rộng đến người dân và công tác tuyên truyền được làm rất mạnh mẽ. Nếu
không nhờ công sức của toàn dân, chỉ chính quyền chưa chắc đã kham nổi.
Về phía chính quyền đã đầu tư xe chuyên dụng, lực lượng liên ngành túc
trực 24/24 giờ; panô - apphich tuyên truyền treo đầy đường, lập đường
dây nóng (với hai số điện thoại 550550 - 550770) và treo mức thưởng
200.000 đồng/lần cho người phát hiện, gọi báo có đối tượng ăn xin.

Đồng thời Đà Nẵng cũng đầu tư cơ sở vật chất ở Trung
tâm Bảo trợ xã hội để những đối tượng vi phạm được đảm bảo cuộc sống,
học hành, học nghề, chữa bệnh. Cuối cùng là phân công việc cho từng
ban, ngành và chính quyền từng cấp rõ ràng, cụ thể; trách nhiệm tập
thể, cá nhân để xảy ra tình trạng ăn xin, chăn dắt có địa chỉ rõ ràng,
không ai tránh được.

Đối với các đối tượng vi phạm, nếu là người ở tại Đà
Nẵng, chúng tôi kết hợp chính quyền vận động và hỗ trợ họ về địa phương
làm ăn, sinh sống, học tập, cam kết không tái phạm. Người tỉnh khác,
chúng tôi tập trung cho họ ăn uống, sinh hoạt tại trung tâm rồi tìm
hiểu điều kiện gia đình, quê quán, tâm tư tình cảm... Sau đó liên hệ
với địa phương tìm cách giúp họ hồi hương.

Riêng những người không nhà cửa, quê hương, không nơi
nương tựa, trung tâm sẽ lo ăn ở, học hành, dạy nghề, chăm sóc bệnh tật
để họ có thể tự ra ngoài lao động nuôi sống bản thân. Hiện giờ trung
tâm chỉ còn mươi người là già cả, bệnh tật.

Nguyễn Văn An (phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng)
V.HÙNG ghi


Phải trực đường dây nóng 24/24 giờ

Ngày 20-10, Sở LĐ-TB&XH TP cùng đại diện một số
quận trọng điểm có cuộc họp khẩn bàn cách giải quyết nạn ngược đãi,
chăn dắt trẻ em.

Tại cuộc họp bà Mai Thị Hoa yêu cầu Trung tâm Hỗ trợ
xã hội phải trực đường dây nóng giải quyết tình trạng trẻ em ăn xin
24/24 giờ, nhanh chóng xử lý vụ việc. Ông Võ Thanh Quang, phó giám đốc
Trung tâm Hỗ trợ xã hội, thừa nhận vào thời điểm khuya, thiếu cán bộ,
thông tin đường dây nóng được chuyển báo cho địa phương làm. Bà Hoa yêu
cầu phải chấn chỉnh, nếu thiếu cán bộ thì đề xuất sở tăng cường.

Về việc một số địa phương gây khó dễ trong công tác
phối hợp, bà Hoa đề nghị trung tâm ghi nhận cụ thể vụ việc để kiến nghị
UBND các quận xử lý.

Ông Huỳnh Tấn Dũng, chánh thanh tra Sở LĐ-TB&XH
TP, đề xuất kiến nghị UBND TP yêu cầu các đơn vị kinh doanh có trách
nhiệm cung cấp thông tin đối tượng chăn dắt trẻ em ăn xin, vì đa số trẻ
em ăn xin tập trung ở các tụ điểm ca nhạc, dịch vụ ăn uống... Ông Lê
Chu Giang, phó phòng bảo trợ xã hội, đề nghị nâng mức xử phạt hành
chính và xử lý hình sự các đối tượng chăn dắt trẻ em và cả bố mẹ của
trẻ nếu họ gửi con cho đối tượng chăn dắt.

Kết thúc cuộc họp, bà Hoa cho biết sẽ tăng cường tuyên
truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cụ thể sẽ công bố danh sách
đường dây nóng của các quận huyện, phát tờ rơi, panô để kêu gọi người
dân phát hiện, tố cáo hành vi chăn dắt, hành hạ trẻ em...

TRUNG CƯỜNG

====================================================================







Câu hỏi:


1. Qua bài báo trên các em hãy cho biết nhận định của
mình về hành vi trên như thế nào?


2. Phân tích các dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm PL
trên? Theo ý kiến của anh (chị) hành vi trên cấu thành hành vi VPPL nào?


3. Qua hành vi trên hãy nêu lên mối quan hệ giữa pháp
luật và đạo đức?

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết